Thành phố Hải Phòng chi 140.000 tỷ xây dựng Đại đô thị Bắc Sông Cấm tại Thủy Nguyên

KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM

TỔNG QUAN KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM

TÊN DỰ ÁN: Khu đô thị Bắc Sông Cấm

CHỦ ĐẦU TƯ: Ủy ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng

VỊ TRÍ: Tân Dương, Dương Quan và Hoa Động, Lâm Động

+ Giai đoạn 1: Tân Dương, Dương Quan

+ Giai đoạn 2: Hoa Động, Lâm Động

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:

+ Giai đoạn 1: 10.000 tỷ

+ Giai đoạn 2: 140.000 tỷ

QUY MÔ: 1600 Ha

+ Giai đoạn 1: 325 Ha

+ Giai đoạn 2: 1445 Ha

KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM

KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM GIAI ĐOẠN 1

Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, là trung tâm dịch vụ lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế khoa học – công nghệ của vùng Duyên Hải Bắc Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng – an ninh.   

1. QUY MÔ

Tổng mức đầu tư: 9.300 tỷ

Diện tích: 325 ha

Dân số quy hoạch: khoảng 17,500 người.

2. VỊ TRÍ KĐT BẮC SÔNG CẤM GIAI ĐOẠN 1

2   Phạm vi nghiên cứu quy hoạch gồm một phần các xã Tân Dương, Dương Quang và Hoa Động.

– Phía Đông giáp khu đô thị VSIP.

– Phía Tây giáp đường tỉnh lộ 359.

– Phía Nam giáp sông Cấm.

– Phía Bắc giáp trục đường chính đô thị  Đông Tây.

3. NỘI DUNG QUY HOẠCH

Gồm 4 khu chức năng chính theo trục Bắc – Nam và 6 khu chức năng phụ trợ:

KHU CHỨC NĂNG CHÍNH
Khu hành chính – chính trị 32.44 ha Khu đa chức năng 16.29 ha
Khu thương mại 15.79 ha Khu cảnh quan mặt nước  120.59 ha
KHU CHỨC NĂNG PHỤ TRỢ
Trung tâm văn hóa 9,01ha Khu ở cao tầng kết hợp khu đa năng 4,14 ha
Khu y tế và khu đa năng 2,63ha Khu trường học và ở sinh thái 3.18ha
Khu thương mại và cảnh quan mặt nước 41.85 ha Khu thương mại ven sông 16.34 ha
Khu ở kết hợp khu đa năng 27,91 ha

KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM GIAI ĐOẠN 2

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòngđến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009  xác định khu đô thị mới Bắc sông Cấm là khu vực phát triển Trung tâm Hành chính – Chính trị mới của thành phố.

Việc nghiên cứu quy hoạch khu đô thị mới Bắc sông Cấm là bước đi tiếp theo thực hiện định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng, là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm từng bước đặt tiền đề đầu tư phát triển trung tâm đô thị Hải Phòng khang trang, hiện đại đảm bảomục tiêu phát triển bền vững.

1. QUY MÔ

Tổng mức đầu tư: 140.000 tỷ

Diện tích: 1445 ha

Dân số quy hoạch: khoảng 120.000 người.

2. VỊ TRÍ KĐT BẮC SÔNG CẤM GIAI ĐOẠN 2

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch gồm một phần các xã  Lâm Động, Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, phạm vi ranh giới như sau: 

– Phía Bắc giáp thị trấn Núi Đèo.

– Phía Đông giáp khu đô thị và công nghiệp VSIP.

– Phía Nam giáp sông Cửa Cấm.

– Phía Tây giáp khu công nghiệp Vinashine Shinec, đóng tàu Thành Long.

3. NỘI DUNG QUY HOẠCH

Khu 1 : (Diện tích: 322.04 ha)

– Khu trung tâm hành chính-chính trị: Thực hiện chức năng hành chính trung tâm thành phố Hải Phòng, trung tâm thương mại và kinh doanh khu đô thị.

Khu 2: (Diện tích: 353.15 ha) 

– Khu vui chơi giải trí đa chức năng và khu dân cư : Các chức năng giải trí và cư trú khai thác, sử dụng môi trường sông Cấm làm hạt nhân tạo cảnh quan đô thị.

Khu 3: (Diện tích: 211.16 ha) 

– Khu nghiên cứu và đào tạo : Trung tâm các hoạt động nghiên cứu và học tập tiên tiến (sự phát triển năng lượng có thể tái sinh được).

Khu 4: (Diện tích: 169.33 ha) 

– Làng sinh thái : Các nhà ở thân thiện với thiên nhiên ở vùng phụ cận Khu nghỉ mát Quang Minh.

Khu 5: (Diện tích: 230.97 ha)

– Khu dân cư và quỹ đất dự trữ mở rộng TTHC  : Trung tâm giáo dục và các nhà ở được qui hoạch để chuẩn bị sự mở rộng đô thị hành chính trung tâm.

Khu 6: (Diện tích: 158.86 ha)

– Khu nhà ở thấp tầng : Khu nhà ở tách biệt trong việc chuẩn bị cho nhu cầu nhà ở bổ sung.

MỤC TIÊU XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM

1. Quy hoạch đất ở

Qui hoạch loại nhà ở và phân bố chúng bằng các trị số liên quan đến các đặc điểm và chức năng của các khu vực mặt bằng, các nhu cầu khác nhau về phong cách nhà ở và thay đổi lối sống.

2. Quy hoạch sử dụng đất đa chức năng

– Qui hoạch các cơ sở thương mại qui mô vừa và lớn kết hợp với các nhu cầu ở, văn phòng kinh doanh, hình thành các tính chất hỗn hợp đáp ứng các nhu cầu hoạt động của đô thị.

– Có chức năng hỗn hợp liên hệ qua lại giữa các khu vực là cầu nối các khu hành chính với các khu vực dân cư hay thương mại..

– Phân bố hỗn hợp các lô đất thương mại và kinh doanh loại trải dài và quần tụ tùy thuộc vào các đặc điểm chức năng và không gian của chúng.

– Cải thiện khả năng tiếp cận bằng xe hơi.

3. Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm hành chính chính trị:

– Qui hoạch một đô thị văn phòng công cộng loại mở thông qua không gian mở đầy đủ.

– Qui hoạch kết nối giao thông đến các cơ sở hành chính trong nội thành cũ để tăng cường ý nghĩa biểu tượng như là một trung tâm của vùng.

– Phân bổ các cơ sở hỗ trợ để tạo sức sống cho đô thị hành chính trung tâm.

– Lập kế hoạch để chuyển các cơ sở hành chính công hiện tại từ nội thành cũ.

– Lập kế hoạch lựa chọn vị trí bằng cách xem xét mối liên kết với khu nội thành cũ hiện có phù hợp với kế hoạch chủ chốt Hải Phòng 2025 và biểu tượng trung tâm đô thị mới.

– Xác định vị trí tại khoảng cách nào đó từ các khu dân cư vì nơi này được gộp lại cùng với các cơ sở hành chính đại diện cho quyền lực của ủy ban nhân dân.

– Lập kế hoạch giúp người dân và du khách hưởng thụ không gian mở bằng cách xác định quảng trường trung tâm được mở về phía sông Cấm.

4. Quy hoạch sử dụng đất thương mại và kinh doanh :

– Qui hoạch các cơ sở thương mại qui mô vừa và lớn trong đô thị hành chính trung tâm có thể hình thành khu chợ trung tâm của vùng.

– Thiết lập những khu thương mại có đầy đủ sức sống bằng cách liên kết với các cơ sở kinh tế, các quảng trường công cộng và công viên, các phố dành cho người đi bộ.

 – Phân bố hỗn hợp các lô đất thương mại và kinh doanh loại trải dài và quần tụ tùy thuộc vào các đặc điểm chức năng và không gian của chúng.

 – Cải thiện khả năng tiếp cận bằng xe hơi.

 – Cho phép sự cư trú đối với các tầng trên của các toà nhà thương mại và kinh doanh tới 20% tổng số không gian tầng.

5. Quy hoạch sử dụng đất cụm học viện nghiên cứu và phát triển:

– Hình thành một cụm kết nối và phân bố một trung tâm nghiên cứu & phát triển và các cơ sở hậu cần.

– Phân bố cụm nghiên cứu & phát triển gần với khu công nghiệp Vinashin-Shinex để cho phép những trao đổi linh hoạt trong lĩnh vực công nghiệp.

– Phân bố các tòa nhà mốc trên điểm vào của khu vực thông qua đường phía tây theo qui hoạch để tạo ra hình ảnh của một thành phố hiện đại hóa.

6. Quy hoạch sử dụng đất các công trình tiện ích công cộng (không bao gồm khu trung tâm HCCT): 

– Đất cho việc sử dụng công cộng tạo ra các cơ sở chủ yếu trong xã hội là trường học, cớ sở cộng đồng, trung tâm sinh thái, bến xe buýt , cơ sở văn hóa, cơ sở vui chơi giải trí và thể thao, bệnh viện, trung tâm hội nghị và bệnh viện, và 5 sự sử dụng đất trước đây cũng được phân loại  thành các cơ sở chuyên ngành.

 – Cơ sở giáo dục đã được qui hoạch để đóng vai trò trọng tâm trong việc hình thành cộng đồng thông qua việc xác định vị trí được cách li của 4 trường THPT, 6 trường THCS, 8 trường tiểu học và 10 trường mẫu giáo.

– Lập kế hoạch để cho cơ sở văn hóa có khả năng thực hiện các chức năng của các cơ quan công cộng ban đầu bao gồm cả đồn cảnh sát, bưu điện, trạm chữa cháy.

– Phân bổ đất cho bến xe buýt ở phía Bắc mặt bằng dự án để nó đóng vai trò điểm nút giữa nội thành cũ hiện có, Hà Nội và Vịnh Hạ Long ở phía Bắc.

– Các công trình công cộng được phân bố đều trong các khu đô thị đảm bảo bán kính phục vụ và nhu cầu sinh hoạt của khu.

– Phân khu chức năng hợp lý để phát triển, phát huy mọi năng lực hoạt động phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai lâu dài.

– Xây dựng quảng trường theo chiều dài trong đô thị hành chính trung tâm có thể biểu tượng cho thành phố và qui hoạch một quảng trường chung được bao quanh bởi đất dành cho cơ sở vui chơi & thể thao và trung tâm hội nghị. Ngoài ra, xây dựng các bãi giao thông ở trung tâm vòng xuyến để cải thiện môi trường đường sá.

– Một bệnh viện và trung tâm hội nghị được bố trí bằng cách xem xét qui mô nội thành mới được qui hoạch

– Đóng góp vào phúc lợi của người dân bằng cách tạo ra  các bến cảng hấp -dẫn thông qua việc phân bố đất cho cơ sở văn hóa công suất lớn,  các cơ sở thể thao và giải trí dọc bờ sông Cấm để cải thiện cuộc sống văn hóa và vui chơi giải trí của người dân thành phố và các vùng xung quanh.

– Phân bổ đất cho trung tâm nghiên cứu & phát triển và hậu cần ở phía tây mặt bằng dự án để tạo ra sự phát triển trung tâm đô thị mới tự cung tự cấp thông qua sự tạo ra các cơ hội thuê mướn nhân công

– Lập kế hoạch để bố trí một trường đại học gần trung tâm nghiên cứu & phát triển để không chỉ tạo ra một cụm học viện – nghiên cứu mà còn đáp ứng nhu cầu về giáo dục đại học trong tương lai liên quan đến việc gia tăng dân số.

7.  Quy hoạch sử dụng đất cây xanh, mặt nước, cây xanh cách ly, đất trồng hoa màu, đất công viên, vùng đệm:

– Công viên ven bờ bao quanh sông suối được qui hoạch để bảo tồn mạnh mẽ tình trạng tự nhiên hiện có trong khi cho phép nhân dân được hưởng thụ không gian mở của thiên nhiên.

– Các đường di trú sinh thái và các đường hầm thân thiện với môi trường được thiết lập để cho phép sự kết nối tự nhiên với hệ sinh thái.

– Công viên khu bến cảng được qui hoạch dọc bờ sông Cấm để cung cấp hoạt động giải trí vui chơi cũng như  một công viên du lịch cho dân chúng. Nó cũng sẽ thực hiện vai trò ngăn lụt bằng cách ngăn nước tràn vào từ sông Cấm.

– Thiết lập đất nông nghiệp bổ sung cho đất nông nghiệp hiện tại để giúp nông dân giữ được việc canh tác có tính chất bảo tồn văn hóa .

– Thiết lập vùng đệm bằng cây xanh để bảo vệ sự ổn định và thoải mái cho các khu dân cư.

– Qui hoạch khu cây xanh kết nối dành cho việc đi bộ và các khu nhà.

8. Quy hoạch giao thông: 

8.1  Giao thông đối ngoại.

* Giao thông đường bộ : 

– Tỉnh lộ 359 (quốc lộ 10 cũ) sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc đô thị có mặt cắt B =22,5m gồm 04 làn xe đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa quận Hồng Bàng và Thủy Nguyên.

 – Tuyến phía Bắc và phía Tây khu vực là tuyến đường vành đai II có mặt cắt lộ giới B=66,5m (đường bộ 50,50m và đường sắt đô thị 16m).

– Tuyến phía Đông khu vực kết nối giữa Bắc Sông Cấm và Cảng hàng không quốc tế Cát Bi có mặt cắt lộ giới B=76m (đường bộ 60m và đường sắt đô thị 16m).

* Giao thông đường thủy: 

– Bố trí 02 bến tàu khách du lịch ven Sông Cấm phục vụ cho nhu cầu giao thông thủy cho khu vực.

8.2 Giao thông đô thị.

– Hệ thống giao thông được tổ chức chủ yếu theo mạng ô bàn cờ với khoảng cách từ 250  500 m có mặt cắt khoảng 20 – 50 m, hình thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đô thị loại 1.

+ Đường phố chính khu vực có mặt cắt B=50m.

+ Đường khu vực có mặt cắt B=36m.

+ Đường phân khu vực có mặt cắt B=26m.

–  Quy hoạch mạng lưới giao thông xe đạp và đi bộ :  Hiện nay tỷ lệ phần trăm phương tiện giao thông cơ giới là hơn 80% và hầu hết là xe máy. Tình trạng giao thông có xu hướng nghiêng về xe máy sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ô nhiễm không khí và tiếng ồn) và tai nạn giao thông. Do đó cần xây dựng mạng lưới xe đạp như là hệ thống vận tải thân thiện với môi trường và tăng cường mạng lưới đi bộ để đạt được một đô thị xanh. 

8.3 Hệ thống giao thông tĩnh.

Tổng diện tích bãi đỗ xe tĩnh trong khu vực là 9,1ha chiếm 3% diện tích đất giao thông và 0,6% diện tích khu vực. Hệ thống bãi đỗ xe tĩnh được bố trí xen kẽ trong các khu vực trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại và công cộng.

8.4 Hệ thống giao thông công cộng.

– Bố trí 2 tuyến đường xe buýt nhanh (BRT) theo 2 hướng Bắc Nam và Đông Tây. Trên 2 trục đường có bố trí BRT sẽ quy hoạch không gian dự phòng cho trạm BRT và làn đường dành riêng.

– Trên tuyến đường vành đai II và tuyến phía Đông khu vực bố trí tuyến đường sắt đô thị và hệ thống ga dọc đường.

8.5 Hệ thống cầu.

– Gồm 04 cầu vượt Sông Cấm nối khu vực BSC với khu nội thành cũ :

+ Cầu trên tuyến đường vành đai II

+ Cầu Bính

+ Cầu nằm trên trục đường nối trung tâm hành chính chính trị mới của Thành phố với quận Hồng Bàng.

+ Cầu nằm trên tuyến đường chính phía Đông khu vực  nối khu vực Bắc Sông Cấm với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi

9. Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.

9.1 Về chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng xây dựng(San nền) :

– Chiều cao nền xây dựng xác định cho dự án là từ + 4,2m 4,5m (cao độ Hải đồ); Chiều cao bờ đê sông Cấm được nâng lên + 7,0 m (cao độ Hải đồ).

vật liệu san lấp bằng cát đen.

9.2 Thoát nước mưa: 

Có các tuyến kênh thoát nước nước chảy xuyên qua khu vực có chiều rộng 15-30m và 3 hồ chứa ở cuối các tuyến kênh là tuyến mương tiêu nước chính cho tòan bộ dự án và các khu vực khác ở phía Bắc dẫn nước mưa thóat ra sông Cửa Cấm. 

9.3 Thoát nước thải:

 Hệ thống nước thải ở mặt bằng dự án được phân chia thành 2 khu vực: 2 khu vực xử lí đều được đặt gần sông Cấm và cống thoát nước mưa, diện tích mỗi khu xử lý là F  2,4 Ha.

9.4 Vệ sinh môi trường: Lượng rác thải trong khu vực được xác định giao động theo các hoạt động sinh hoạt, sinh hoạt công cộng…. Tiêu chuẩn rác thải cho mỗi đầu người được xác định: 1,3Kg/người- ngày đêm. Tác riêng rác thải độc hại đưa về khu xử lý rác thải độc hại của Thành phố. Các nghĩa trang nhỏ nằm rải rác trong khu vực dự án sẽ được di dời đến nghĩa trang tập trung của thành phố, nghĩa trang Phi Liệt – Thủy Nguyên.

9.5 Cấp nước:

Nguồn nước thô cấp cho nhà máy lấy từ sông Giá, công suất nhà máy nước Ngũ Lão đến năm 2025 là Q=290.000 m3/ngđ. 

9.6 Cấp điện:

Nguồn cấp cho toàn khu quy hoạch, dự kiến từ trạm biến áp Bắc Sông Cấm 220/110kV công suất 2x125MVA (giai đoạn sau 2x250MVA). 

Dự kiến đặt hai trạm biến áp 110kV, S/S#1 và S/S#2: nguồn cấp cho hai trạm được lấy từ trạm 220/110kV Bắc Sông Cấm bằng đường cáp ngầm 110kV.

9.7 Về thông tin liên lạc :

Hệ thống thông tin liên lạc phải bố trí đi ngầm trong ống trên vỉa hè.

9.8 Việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phải tiến hành đồng bộ và đảm bảo việc đấu nối với khu vực bên ngoài dự án.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *